Cú pháp chuyển tiền vào Muathe24h là: Nếu không có nội dung chính xác thì không được xử lý cộng tiền "[Tài khoản mail] - Mua the cao tai web muathe6s.com"
Hướng dẫn chơi chắn đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
31/05/2024 • 03:00:29 AM
Bài chắn là một trong những trò chơi được khá nhiều người Việt Nam yêu thích bởi sự đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn, thú vị. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại bài này thì hãy cùng theo dõi hướng dẫn cách chơi chắn trong bài viết sau đây nhé!
Bài chắn là một thể loại đánh bài được tạo nên nhờ những quân bài tổ tôm với 2 phiên bản là chắn bí từ (4 người tham gia) và chắn bí ngũ (5 người tham gia). Trong đó thì phiên bản chắn bí tứ được chơi phổ biến nhất hiện nay.
Nếu như bài tổ tôm có 120 quân thì đến bài chắn sẽ lược bớt 20 quân bài là lão, thang, nhất vạn, nhất văn, nhất sách và chỉ còn lại 100 quân bài. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho người chơi khi có thể dễ dàng nhớ các quân bài. Các quân bài trong đánh chắn sẽ được thể hiện bằng chữ và hình ảnh, do đó, bạn có thể phân biệt được giữa các quân bài với nhau cũng như với bài tổ tôm.
Cụ thể, các chữ nằm ở phía bên phải của là bài bao gồm có nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, chi. Còn các chữ nằm ở phía bên tay trái gồm có vạn, văn và sách.
Đối với bài chắn, các bạn có thể ghi nhớ các ký tự thông qua câu nói dân gian là “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”. Đây mặc dù chỉ là một câu nói vui đùa của người xưa nhưng lại có giá trị rất lớn và giúp các bạn ghi nhớ về các quân bài chắn rất nhanh.
Để biết cách chơi bài chắn như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trong phần 2 của bài viết nhé!
2. Hướng dẫn cách chơi chắn đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
2.1. Số lượng người tham gia là bao nhiêu?
Như đã nói ở trên, bài chắn hiện có 2 phiên bản chính là dành cho 4 người hoặc 5 người chơi tham gia. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của mọi người mà sẽ lựa chọn số lượng người chơi phù hợp. Tuy nhiên, 4 người tham gia bài chắn là con số phổ biến, hợp lý nhất hiện nay. Theo đó, mỗi người chơi sẽ được chia cho 19 lá bài, số còn lại sẽ được đặt ở giữa và gọi là Nọc.
2.2. Cách chia bài chắn như thế nào?
Về cách chia bài chắn thì người chơi sẽ chia thành 5 phần và dư 5 quân. Sau khi chia bài xong thì sẽ lấy 5 quân bài lẻ để gộp vào 1 phần làm Nọc. Người gộp bài ở đây có thể là người giành chiến thắng ở ván trước đó hoặc cũng có thể tùy ý chọn. Tiếp theo, người chơi sẽ rút ngẫu nhiên 1 quân bài trong Nọc và lật ngửa vào phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại. Đây được gọi là bài cái.
Và để xác định được ai được phần bài nào và ai sẽ là người đánh chắn đầu tiên thì sẽ cần thực hiện bốc cái. Ví dụ như có 4 người chơi là A, B, C, D thì sẽ đếm từ trái qua phải sao cho B và D ngồi chéo nhau, B bốc cái được quân thất vạn, đếm từ B là 1, C là 2,… cuối cùng đến D sẽ là 7 (thất). Như vậy D sẽ được phần cái bài, những phần còn lại sẽ lần lượt chia cho từng người. Phần ở phía bên phải sẽ được đưa cho A, phần tiếp theo nữa đưa cho B và còn lại ở bên trái là đưa cho C.
Cũng giống như các loại bài khác thì khi chơi bài chắn, người chơi sẽ cần phải sắp xếp bài thành các dạng nhất định. Riêng đối với bài chắn thì sẽ xếp là chắn, cạ, ba đầu, què. Cụ thể về cách sắp xếp này như sau:
- Chắn là 2 quân bài giống hệt nhau, ví dụ như 2 quân chi chi.
- Cạ là 2 quân bài giống nhau về số nhưng khác chất, ví dụ như là 2 quân nhị vạn và nhị văn.
- Ba đầu là 3 quân có cùng số nhưng khác chất, ví dụ như ba đầu cửu là cửu vạn, cửu văn, cửu sách.
- Què là những quân bài lẻ ra trong những quân bài nhận được.
Đọc thêm: Mua thẻ online không cần di chuyển, tiết kiệm chi phí, thời gian, ưu đãi lớn.
2.3. Hướng dẫn cách chơi bài chắn
Cách chơi chắn hiện nay vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần theo dõi hoặc đọc qua 1 – 2 lần là có thể thực hiện được. Mỗi người chơi khi tham gia sẽ cần thực hiện các thao tác, hành động sau:
- Cửa chì: đây là cửa của người chơi được ưu tiên ăn và được tính thứ tự từ trái qua phải.
- Bốc Nọc: người chơi sẽ tiến hành bốc 1 lá trong Nọc để đặt ngửa vào cửa chì.
- Ăn: khi quân bài dưới trùng với quân bài trên tay mình để tạo thành chắn hoặc cạ, thì ta sẽ thực hiện hanh động ăn quân bài.
- Chíu: nếu người chơi có 3 quân bài giống hệt nhau và phía dưới lại có 1 quân nữa giống vậy thì sẽ ăn quân phía dưới dù bất kỳ ai bốc, ai đánh cũng đều được.
- Ù: khi 19 quân bài của người chơi (bao gồm cả những quân đã ăn được) hợp với 1 quân bốc từ Nọc (bất kỳ ai bốc cũng được) và tạo thành 10 bộ chắn hoặc cạ, trong đó có ít nhất 6 chắn (chíu được tính thành 2 chắn) thì người chơi sẽ giành chiến thắng.
2.4. Các lỗi hay gặp trong đánh bài chắn
Trong bài chắn hiện nay thường xuất hiện rất nhiều lỗi mà người chơi cần phải lưu ý để không bị thua cuộc. Có 2 loại lỗi lớn nhất đó là lỗi bị phạt và lỗi phải đền. Cụ thể các lỗi đó bao gồm:
- Lỗi bị phạt khi chơi bài chắn có:
+ Lỗi ăn treo tranh – nghĩa là ăn được thành chắn nhưng lại ăn cạ.
+ Lỗi chíu được nhưng lại ăn thường – không hạ đủ 4 quân xuống mặt.
+ Lỗi lấy quân chọn cạ – lấy 1 quân trong hàng cạ sẵn để ăn cạ.
+ Lỗi ăn cạ nhờ quân chờ – lấy 1 quân chờ ù để ăn cạ.
+ Lỗi ăn cạ nhờ quân chắn – lấy 1 quân chắn có sẵn để ăn cạ.
- Các lỗi bắt phải đền khi chơi bài chắn đó là:
+ Bỏ ăn chắn rồi lại ăn chắn – nghĩa là trước đó người chơi đã bỏ qua lượt ăn chắn nhưng sau đó lại đòi ăn.
+ Bỏ ăn chắn rồi lại ăn cạ – tức là trước đó người chơi đã bỏ ăn chắn nhưng sau đó lại lấy 1 quân ra để ăn cạ.
+ Bỏ quân cạ để ăn cạ – nghĩa là trước đó đã bỏ qua lượt ăn cạ xong lại lấy 1 quân để ăn cạ.
+ Bỏ quân chắn rồi lại đánh chắn – trước đó đã bỏ qua không ăn chắn nhưng sau lại đánh đúng quân bài đó.
+ Ăn cạ rồi lại đánh cạ – trước đó đã đánh 1 cạ rồi nhưng lại đi ăn cạ khác.
+ Lỗi xé cạ ăn cạ – trước đó đã xét 1 quân cạ để đánh nhưng sau lại sử dụng đúng quân hàng đó để ăn cạ.
+ Lỗi đánh trùng ăn trùng – người chơi đã đánh 1 quân trước đó nhưng sau lại ăn đúng quân đó.
+ Lỗi đánh trùng chắn – trước đó người chơi đã đánh chắn nhưng sau lại tiếp tục đánh chắn nữa.
+ Lỗi đã ăn quân nhưng lại tiếp tục đánh quân đó ra.
+ Đã ăn cạ rồi nhưng lại tiếp tục ăn chắn cùng hàng đó.
+ Lỗi đánh cạ khi mà trước đó đã ăn cạ.
Tham khảo: Nạp card điện thoại không lo hết mã thẻ, mọi mệnh giá, chiết khấu cao.
2.5. Cước sắc trong chơi bài chắn
Đối với bài chắn, nếu xuất hiện ù khi có những đặc điểm sau thì sẽ được thêm tiền và những đặc điểm này sẽ gọi là cước. Trong bài chắn hiện có những loại cước tiêu biểu sau:
- Xuông: bài ù không có gì đặc biệt, có thể hạ xuống, không cần xướng.
- Thông: ván trước đã ù/treo tranh, ván sau lại ù.
- Chì: ù tại cửa chì của mình.
- Thiên ù: ù khi tròn bài và chỉ xảy ra ở người có cái.
- Địa ù: ù khi chưa đi qua cửa chì của mình.
- Tôm: có 3 bộ tam trên bài.
- Lèo: trên bài có cửu vạn, bát sách, chi chi.
- Bạch định: tất cả bài ù đều là quân màu đen.
- Tám đỏ: bài ù có đúng 8 quân màu đỏ.
- Kính tứ chí: bài có 4 con chi màu đỏ.
- Thập thành: bài có đủ 10 chắn.
- Thiên khai: bài ù khi vừa lên bài sẵn đã có 4 quân giống nhau.
- Ăn bòn: bài ù khi 1 chắn bất kỳ hạ xuống và ăn thành 2 chắn giống nhau.
- Ù bòn: khi cây ù cũng là cây ăn bòn.
- Có chíu: bài ù xuất hiện chíu.
- Chíu ù: khi cây ù chính là cây chíu.
- Bạch thủ ù chi: bài ù bạch thủ cây chi chi.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách chơi chắn cùng các thông tin liên quan dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được những trải nghiệm thú vị với bài chắn nhé!
[Gợi ý] Cách chơi tổ tôm đơn giản nhất cho lính mới vào nghề
Tổ tôm là một trong những thể loài bài dân gian được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng biết cách chơi tổ tôm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chơi tổ tôm đơn giản nhất, cùng theo dõi nhé!